Lịch sử Đảng_Cần_lao_Nhân_vị

Từ 1950 Ngô Đình Nhu đã cho tập hợp một số nhân vật theo chủ nghĩa quốc gia, lập ra nhóm Tinh thần để bàn luận về chính sự. Trong số những thành viên phải kể Trần Quốc Bửu, Trần Văn Đỗ, Nguyễn Tăng Nguyên. Nhóm này còn cho xuất bản tờ Xã hội, mỗi tuần một số. Thành viên cũng tổ chức những buổi họp ở Sài Gòn, Đà Lạt, Huế, Hà Nội, và Hải Phòng.

Nghị định cho phép thành lập đảng Cần Lao thời Quốc gia Việt Nam

Năm 1953 nhóm Tinh thần chính thức gia nhập chính trường, lấy tên là Công nông Chánh Đảng. Cùng tham gia là Huỳnh Hữu Nghĩa, Ngô Đình Cẩn, Trần Trung Dung, Trần Chánh Thành, và Nguyễn Đình Thuần. Sang đầu năm 1954 thì danh xưng Cần lao Nhân vị Cách mạng ra đời. Đảng cũng được sự ủng hộ của một số tổ chức như Phong trào Dân chúng Liên hiệp và Hội Cựu chiến binh Cứu quốc.[6]

Đảng chính thức ra mắt ngày 8 tháng 8 năm 1954 khi đảng viên ra tranh cử với tôn chỉ "Nhân vị + cộng đồng = đồng tiến".

Năm 1955 Ngô Đình Nhu lên làm thủ lĩnh của Đảng Cần lao Nhân vị.[7]

Tổ chức

Đây là một đảng có danh nghĩa công khai nhưng lại có tổ chức gần như bí mật do vướng phải 1 nền tảng dân chủ và tự do theo hiến pháp nước Việt Nam Cộng hòa.Các đảng viên nắm các chức vụ chủ chốt trong các cơ quan chính quyền, đặc biệt là các cơ quan an ninh và quân đội trong thời kỳ Ngô Đình Diệm nắm giữ chức vụ tổng thống của nền cộng hòa tại Việt Nam.

Cùng với đảng Cần lao Nhân vị là tổ chức Phong trào Cách mạng Quốc gia của phía đảng này dùng để điều khiển nhiều đoàn thể khác như Liên đoàn Công chức Cách mạng Quốc gia. Phong trào Cách mạng Quốc gia ở Nam phần do Ngô Đình Nhu chủ tọa trong khi Phong trào ở Trung phần thuộc sự điều khiển của Ngô Đình Cẩn.[8] Năm 1958 thì thành lập Đoàn Thanh niên Cách mạng để đào tạo nhân sự thêm sâu rộng, nhất là ở các vùng nông thôn.[8] Tính đến năm 1955 thì Đảng Cần lao Nhân vị có 10.000 đảng viên. Bốn năm sau thì con số đảng viên tăng lên thành 1.500.000[8] và đến năm 1962 là 1.386.757.[9] Nhận xét của một số chuyên gia là Đảng Cần lao Nhân vị dùng chung một mẫu với Đảng Cộng sản Việt Nam tại Miền Bắc Việt Nam và Phong trào Cách mạng Quốc gia của phe Quốc gia ở Việt Nam (Cộng hòa) được tổ chức như mặt trận Việt Minh của Đảng Lao động Việt Nam (hoặc ngày này là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam) để củng cố địa vị của đảng.[10]

Ngoài ra bên phụ nữ thì Đảng có Phong trào Liên đới Phụ nữ do dân biểu Trần Lệ Xuân lãnh đạo, mở lớp huấn luyện quân sự cho các thiếu nữ.[11] Tổ chức này hình thành năm 1961 còn có các chức năng nhân văn từ thiện và ủy lạo như kêu gọi hiến máu, giao thuốc men đến dân quê, thăm viếng bệnh nhân trong nhà thương, viết thư thăm hỏi binh lính tiền tuyến.[12]

Sau cuộc đảo chính do lực lượng tướng lĩnh thuộc Quân đội Việt Nam Cộng hòa tiến hành, lật đổ chính quyền Đệ Nhất Cộng hòa và giết chết hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu vào tháng 11 năm 1963, đảng này đã tan rã.Hiện thì nền tảng tư tưởng của Đảng vẫn được coi là cách mạng và quốc gia theo định hướng tự do và dân chủ gắn với kỷ cương xã hội dân tộc thật nhân bản,khai phóng mà đáng nên nhân rộng và thật sự đang nhân rộng sâu sắc trong cả xã hội công dân người Việt Nam hiện nay (Đặc biệt là tại Miền Nam Việt Nam hiện nay);nó vẫn đang đi phát triển mạnh mẽ từ bên ý thức đến hành động của người Việt ở hôm nay.